Vải thiều bán online, mạnh mẽ vượt qua đại dịch

Bằng việc vải thiều bán hàng trực tuyến (Vải thiều bán online) trên các sàn giao dịch thương mại, quả vải thiều có mặt tại các sàn thương mại lớn của Việt Nam. Đồng thời được nhà nước đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xuất khẩu ra thị trường quốc tế.

Vải thiều quộc quảng bá, bán hàng rộn ràng trên các sàn thương mại điện tử lớn.

Đẩy mạnh tiêu thụ vải trên sàn thương mại điện tử trong nước

Xác định đại dịch Covid-19 sẽ còn diễn biến phức tạp trong thời gian dài, các hình thức tiêu thụ vải  truyền thống chắc chắn sẽ khó phát huy được hiệu quả. Do đó, xúc tiến thương mại trên sàn giao dịch điện tử được coi giải pháp hữu hiệu mà các địa phương trồng vải với sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp, công thương đang ưu tiên thực hiện trong bối cảnh “sống chung với dịch” với mục tiêu hoàn thành “nhiệm vụ kép” vừa chống dịch vừa phát triển sản xuất kinh doanh.

Tại hai địa phương có diện tích vải lớn nhất cả nước là Bắc Giang và Hải Dương, ước tính tổng sản lượng vải niên vụ năm nay khoảng 235.000 tấn cao hơn so với năm 2020 là 35.000 tấn. Trước diễn biến phức tạp của Covid 19, việc lưu thông tiêu thụ vải thiều còn gặp khó khăn thì giải pháp mới năm nay là quả vải sẽ được bán trực tuyến trên các sàn thương mại điện tử Alibaba, Voso, Sendo và Lazada, PostMart…

Bà Lương Thị Kiểm, Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật, Sở NN&PTNT tỉnh Hải Dương cho biết, năm nay cũng là năm đầu tiên tỉnh Hải Dương đưa sản phẩm vải thiều lên sàn giao dịch thương mại điện tử. “Thêm kênh bán hàng mới, tỉnh Hải Dương kỳ vọng sẽ tiêu thụ được khoảng 5-10 % sản lượng vải trong năm nay. Những năm tới, khi sản lượng tiếp tục mở rộng và thương mại điện tử trở thành kênh bán hàng quan trọng của tỉnh Hải Dương, khách hàng có thể tiếp cận được với sản phẩm vải thiều Hải Dương một cách đơn giản nhất, dễ nhất”, bà Kiểm khẳng định.

Theo số liệu của UBND tỉnh Bắc Giang, vụ vải năm 2021, toàn tỉnh Bắc Giang có 28.100 ha trồng vải thiều, sản lượng ước đạt 180.000 tấn, tăng 15.000 tấn so với năm trước và bắt đầu thu hoạch chính vụ từ ngày 10/6 – 20/7. Nhờ ứng dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật nên mẫu mã chất lượng quả vải vượt trội so với các năm trước, quả to tròn mọng nước, không sâu cuống. Đặc biệt là vải  được trồng và chăm sóc ở các “vùng vải an toàn dịch bệnh”, không bị tác động bởi Covid-19.

Điển hình, đã có 3 nền tảng thương mại điện tử sớm đẩy mạnh tiêu thụ vải Bắc Giang gồm: sàn Postmart của Vietnam Post, sàn Vỏ Sò của Viettel Post và nền tảng bán hàng cộng tác viên Cuccu.vn của một startup công nghệ.

Vải thiều bán qua sàn điện tử khởi động từ 0,1% sản lượng-1Sàn Postmart bắt đầu mở bán vải thiều Bắc Giang trên sàn sớm nhất, từ ngày 19/5. Thời điểm mở bán của Vỏ Sò là từ ngày 28/5. Còn với Cucu.vn, nền tảng bán hàng cộng tác viên này tham gia chiến dịch tình nguyện “Đồng hành online – bán vải Bắc Giang” do Trung tâm Tình nguyện Quốc gia thuộc Trung ương Đoàn phối hợp với Đại học Kinh tế Quốc dân tổ chức, khởi động từ ngày 30/5.

Thống kê số liệu từ 3 sàn doanh nghiệp trên cho thấy, tính đến ngày 1/6 tổng sản lượng vải thiều Bắc Giang tiêu thụ qua 3 nền tảng là 223 tấn. Trong 223 tấn đã bán, sàn Postmart góp hơn 150 tấn; Vỏ Sò là 41 tấn và Cuccu.vn hiện đã bán được 32 tấn.

Để chung tay hỗ trợ bà con tỉnh Bắc Giang vượt qua đại dịch Covid-19, Bộ TT&TT mới đây giao Vụ Bưu chính chủ trì triển khai chương trình “Đưa đặc sản Việt đến tay người tiêu dùng – Vải thiều Bắc Giang”.

Với chương trình “Đưa đặc sản Việt đến tay người tiêu dùng – Vải thiều Bắc Giang”, Bộ TT&TT sẽ phối hợp cùng Bộ Công Thương và các các cơ quan, đơn vị tại Bắc Giang hỗ trợ nông dân của tỉnh kết nối, đẩy mạnh tiêu thụ vải thiều thông qua các sàn thương mại điện tử. Mục tiêu xa hơn của chương trình là thúc đẩy phát triển kinh tế số nông thôn và hỗ trợ nông dân tham gia giao dịch thương mại điện tử trên môi trường số.

Vải thiều bán online trên sàn quốc tế

Ông Trần Quang Tấn – Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Bắc Giang kỳ vọng, bằng việc xúc tiến trực tuyến, quả vải thiều sẽ được tiêu thụ tại nhiều quốc gia trên thế giới. “Năm 2021 Việt Nam đã có mối quan hệ bạn hàng với gần 30 nước trên thế giới. Tại buổi xúc tiến trực tuyến vào ngày 8/6 này sẽ mở rộng thêm 3 điểm cầu Australia, Singapore, Nhật Bản cùng với 4 điểm cầu của Trung Quốc. kênh xúc tiến thương mại trực tuyến sẽ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ nông sản trong mùa dịch”, ông Tấn chỉ rõ.

Trước bối cảnh tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số được Bộ trưởng Bộ Công Thương giao là đơn vị đầu mối chủ trì, triển khai gấp rút chương trình hỗ trợ Vải thiều bán online thông qua thương mại điện tử.

Việc kết nối Vải thiều bán online trên nền tảng số được đánh giá là một trong những giải pháp hiệu quả, là cánh tay nối dài bên cạnh phương thức truyền thống, từ đó giúp bà con nông dân mở rộng thị trường tiêu thụ khắp 63 tỉnh, thành phố, tận dụng ưu thế của công nghệ theo xu hướng 4.0.

LucNgan Blog

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *