Nguồn gốc, đặc tính và giá trị của quả vải thiều sẽ được chúng tôi giới thiệu chi tiết trong bài viết này. Đặc biệt là hướng đến tìm hiểu về giống vải thiều Lục Ngạn – một trong những giống vải nổi tiếng nhất Việt Nam.
Theo dòng lịch sử cây vải Việt
Từ trái Lệ Chi tiến vua…
Nhắc đến cây vải, người ta lại nhớ đến vụ án của cụ Nguyễn Trãi, án oan Lệ Chi Viên. Thực chất, việc trồng vải tiến vua không chỉ đến thời Nguyễn Trãi mới có.
Theo ghi chép trong cuốn “Nam Phương Thảo Mộc Trạng”, năm 111 trước công nguyên, Hán Vũ Đế đã sai đem 100 cây vải từ Giao Chỉ về trồng. Song tất cả đều chết hết. Từ đó, vua Hán bắt đầu yêu cầu Giao Chỉ hàng năm phải cống nạp vải, lúc bấy giờ gọi là quả lệ chi.
Dương Quý Phi đời Đường thích ăn vải đến nỗi đặt tên cho vải là “phi tử tiếu”, dịch ra là “nụ cười Dương Phi”. Đường Huyền Tông lúc bấy giờ muốn chiều lòng ái phi nên thường xuyên bắt cống nạp vải. Nhà Đường sai phu trạ phi ngựa hỏa tốc để vận chuyển vải từ nước Nam sang. Quả vải được ướp mật hoặc muối để giữ được độ tươi ngon suốt chặng đường dài.
Trái lệ chi gắn liền với cuộc đời và chuyện tình của Dương Quý Phi
Đến đời vua Mai Hắc Đế, khoảng thế kỉ VIII, cây vải được chuyển ra trồng ở vùng Hồng Châu (Hải Dương ngày nay).
Sách Vân Đài Loại Ngữ của Lê Quý Đôn cũng từng ca ngợi quả vải. Có đoạn ghi: “mã ngoài như lụa hồng, tơ tía, thịt vải như thủy tinh” và “nước Nam sản xuất trái lệ chi nhiều nhất, lệ chi ở xã An Nhơn (Yên Nhân) huyện Đường Hào ngon, ngọt, thơm không thể nào tả được”.
…đến trái vải thiều du nhập
Thời Tự Đức (1847 – 1883), một người làm phu khuân vác ở cảng Hải Phòng đã nhìn thấy những trái vải của người Trung Quốc. Đó là cụ Hoàng Văn Cơm, sinh năm 1848 quê ở huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương. Thấy lái buôn Thiều Châu, Trung Quốc ăn rồi vứt hạt vải đi, cụ đã nhặt lại đem về trồng. 6 hạt vải mọc lên được 3 cây con. Sau đó chết dần chỉ còn một cây duy nhất. Đó là cây vải thiều đầu tiên ở nước ta.
Từ cây vải thiều này, cụ chiết cành nhân giống ra cả vùng Thanh Hà, sau đó lan ra các vùng lân cận.
Vào năm 1953, gia đình ông Nguyễn Đức Trụ đến Lục Ngạn lập nghiệp. Vốn là người quê ở Hải Dương nên khi đến đây, ông có mang theo một ít hạt vải. Mục đích ban đầu của ông Trụ là để lưu giữ thứ quả quê hương trên mảnh đất mới Lục Ngạn. Không ngờ, khi được trồng tại đây, cây vải thiều phát triển xanh tốt hơn hẳn.
Cây vải thiều trồng tại Lục Ngạn, Bắc Giang
Tuy không phải là nơi đầu tiên trồng vải thiều nhưng với khí hậu, thổ nhưỡng ở đây, vải thiều Lục Ngạn trở nên nức tiếng. Vị ngọt đậm hơn cả vải trồng tại Thanh Hà, Hải Dương. Quả đỏ và chín mọng hơn.
Đặc điểm của trái vải thiều Lục Ngạn
Vải thiều Bắc Giang vào mùa
Làm nên quả vải thiều trứ danh Lục Ngạn là hương vị dễ dàng phân biệt với những vải thiều trồng ở vùng khác. Quả vải nơi đây to hơn, ngọt đậm và có hương vị đặc trưng. Quả chín vào giai đoạn từ tháng 6 đến tháng 10. Tức khoảng 100 ngày sau khi cây ra hoa.
Giống vải Lục Ngạn rất được ưa chuộng trong và ngoài nước. Theo chân khách du lịch và người sành ăn trên toàn thế giới, vải thiều đã đi khắp thế giới. Từ loại quả tươi đến các chế phẩm từ vải thiều đều được ưa chuộng.
Vải thiều Lục Ngạn
Để có thể chọn được chính xác vải thiều Lục Ngạn, thực khách cần chú ý các đặc điểm sau:
- Vải là loại quả có hình cầu hoặc hơi thuôn, dài 3 – 4 cm, đường kính khoảng 3 cm.
- Lớp vỏ ngoài màu đỏ, cấu trúc sần sùi, dễ bóc.
- Bên trong là lớp cùi thịt dày, màu trắng mờ. Vị vải ngọt và giàu vitamin C, có kết cấu tương tự như quả nho.
- Hạt vải thiều Lục Ngạn màu nâu, dài 2 cm và đường kính cỡ 1-1,5 cm.
Giá trị dinh dưỡng có trong vải thiều Lục Ngạn
Trái vải thiều
Trong thành phần của trái vải thiều Lục Ngạn, có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sức khỏe phải kể đến như:
- Vitamin C có nhiều trong trái vải giúp chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch, có tác dụng đối với làm đẹp như làm đẹp da, trẻ hóa da.
- Thành phần Flavonoid trong trái vải Lục Ngạn có tác dụng bảo vệ cơ thể. Ngăn ngừa sự hình thành của tế bào ung thư và quá trình thoái hóa của cơ thể. Vì thế, bà bầu nên ăn vải thiều để phòng ngừa dị tật thai nhi.
- Vải còn là nguồn dinh dưỡng phong phú cần thiết cho việc sản xuất máu. Chứa mangan, magiê, đồng, sắt và folate, vải thiều Lục Ngạn có ích cho sự hình thành hồng cầu.
- Chất xơ và Vitamin B-complex trong vải thiều giúp tăng chuyển hóa chất béo, protein và carbohydrate. Những hoạt chất này góp phần duy trì huyết áp, giảm nguy cơ đột quỵ và đau tim.
- Vải thiều Lục Ngạn còn chứa một lượng kali tốt, cần thiết để duy trì mức natri trong cơ thể.
Như vậy, vải thiều Lục Ngạn không chỉ là loại trái cây thơm ngon cực hấp dẫn mà còn phù hợp cho hầu hết mọi đối tượng. Từ người già đến trẻ nhỏ, phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, đối với trẻ nhỏ, bạn cần cẩn trọng vì hạt vải có thể gây hóc cho trẻ.
Các lợi ích sức khỏe của quả vải thiều
Quả vải từ xưa đã được xem như một vị thuốc. Khi ăn ở mức vừa phải, vải thiều đem lại cho chúng ta nhiều lợi ích sức khỏe như:
Ngăn ngừa ung thư
Vitamin C và các hợp chất phenolic trong quả vải giúp ngăn chặn các tế bào ung thư phát triển. Ngoài ra, còn hỗ trợ tốt cho bệnh viêm khớp và bệnh tim. Đặc tính chống oxy hóa của quả vải thiều giúp cơ thể người chống lại các độc tố một cách hiệu quả.
Những người bị ung thư đang trong quá trình điều trị bệnh được khuyên ăn quả vải. Không chỉ ngăn ngừa sự lan rộng của tế bào ung thư mà quả vải còn chống được các tác dụng phụ do hoá trị liệu gây ra. Nhiều nghiên cứu trên động vật đã cho thấy, phần vỏ của quả vải thiều cũng có khả năng ức chế sự phát triển của các tế bào gây ung thư vú.
Trái vải khô cũng được xem như một vị thuốc
Tăng chức năng miễn dịch nhờ vải thiều Lục Ngạn
Với hàm lượng vitamin C khá lớn, vải thiều giúp bạn tăng cường khả năng miễn dịch. Từ đó, có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng theo mùa và các bệnh mãn tính khác.
Vitamin C được biết đến là chất góp phần kích thích cơ thể sản sinh ra nhiều tế bào bạch cầu, giữ vai trò như một chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ tác hại của quá trình oxy hoá, tăng cường khả năng miễn dịch. Vì thế từ xưa, vải là vị thuốc chống cảm lạnh. Ngày nay, các nghiên cứu cũng khẳng đinh rằng ăn quả vải có thể giúp bạn trị cảm lạnh vô cùng hiệu quả.
Giảm nguy cơ đột quỵ
Trái vải giúp làm giảm nguy cơ đôt quỵ
Hàm lượng cholesterol và natri trong quả vải giúp làm giảm nguy cơ đột quỵ. Hơn nữa, các tình trạng sức khoẻ như tổn thương oxy hoá, viêm nhiễm, xơ vữa động mạch, tim mạch, huyết áp và các vấn đề nội mô cũng sẽ được cải thiện.
Trái vải còn ngăn ngừa nguy cơ phát triển của các mảng bám trong cơ thể, nguyên nhân dẫn đến tình trạng đột quỵ hoặc đau tim. Vì thế, đây là loại trái cây cực phù hợp với người lớn tuổi.
Vải thiều Lục Ngạn – Tăng mức cholesterol tốt HDL
Quả vải thiều là một nguồn cung cấp tốt chất niacin (vitamin B3), giúp điều chỉnh quá trình tổng hợp cholesterol cho cơ thể. Niacin có tác dụng tăng cường mức cholesterol tốt HDL. Đồng thời niacin cũng làm giảm lượng chất béo trung tính có hại, mức cholesterol xấu LDL trong máu.
Cải thiện sự trao đổi chất
Việc ăn quả vải hàng ngày có thể giúp tăng tốc độ đồng hóa carbohydrate, protein và chất béo trong thực phẩm. Nghĩa là, nếu bạn đã lỡ ăn quá nhiều các chất trên trong ngày, hãy dùng vải để trung hòa chúng.
Điều này là do quả vải thiều khi được tiêu thụ sẽ hoạt động như một chất xúc tác cho các enzym trong nhiều quá trình sinh hoá của cơ thể người. Loại trái này cũng giúp thúc đẩy sự thèm ăn, tăng cường trao đổi chất và duy trì trọng lượng cơ thể một cách tối ưu.
Ngăn ngừa tình trạng táo bón
Vải chứa khá nhiều chất xơ. Vì thế chúng có lợi cho hệ tiêu hóa của bạn. Nếu thường xuyên bị táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa, chức năng tiêu hóa kém, bạn có thể dùng vải để hỗ trợ.
Ngoài ra, ăn vải thiều Lục Ngạn cũng giúp bạn duy trì một trọng lượng khỏe mạnh và làm giảm các nguy cơ mắc bệnh tim và tiểu đường.
Giảm tình trạng chuột rút cơ bắp
Quả vải có chứa nhiều kali và nước, giúp tăng cường sức mạnh của cơ bắp. Điều này giúp bạn giảm đáng kể được tình trạng chuột rút cơ bắp. Đặc biệt là mẹ bầu, vận động viên hoặc người phải thường xuyên vận động mạnh.
Bổ sung nước cho cơ thể
Khi ăn vải thiều, chắc bạn sẽ thấy lượng nước dồi dào trong trái vải. Đặc biệt với vải thiều Lục Ngạn, hàm lượng nước cũng chiếm nhiều hơn các loại vải thiều thông thương. Lượng nước này giúp chúng trở thành loại trái cây hoàn hảo trong việc xoa dịu cơn khát và làm mát cơ thể trong những ngày hè oi bức.
Nếu không ăn trực tiếp, bạn có thể ép vải để lấy nước uống. Là loại trái cây có nhiều xơ, việc ép quả vải thu lại khá nhiều nước.
Giá trị kinh tế của vải thiều Lục Ngạn ngày nay
Nếu đến Lục Ngạn, Bắc Giang vào khoảng tháng 3 bạn sẽ được thưởng thức cảnh trí nên thơ của Lục Ngạn. Hoa vải nở tạo thành một vùng trắng xóa bên những vòm đồi. Từ trên cao nhìn xuống như một bức vẽ của tạo hóa.
Từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 7, màu trắng hoa vải được thay bằng màu đỏ rực của trái vải thiều đã chín rộ. Lục Ngạn lúc này trở nên đông đúc, nhộn nhịp lạ thường. Vải trên đồi, trên rẫy, vải trên đường, trên các sọt của thương lái.
Vải thiều đã đem lại nhiều lợi ích kinh tế cho vùng Lục Ngạn – Bắc Giang. Trái vải cùng nhiều nông sản khác đã góp phần đưa tên tuổi nông sản Việt ra thị trường quốc tế.
Trải qua nhiều thăng trầm biến cố, người dân Lục Ngạn vẫn giữ truyền thống trồng vải. Đã có những lần, người nông dân phải lao đao vì vải thiều rớt giá. Trời không phụ lòng người, vải thiều Lục Ngạn đã ngày càng có những bước đi vững chắc hơn và khẳng định thương hiệu trên thị trường nông sản.
Bằng chứng là trải qua đợt đại dịch Covid 19 vừa qua, vải thiều Lục Ngạn vẫn xuất khẩu mạnh ra thị trường trong và ngoài nước. Tháng 7/2021, Bắc Giang thu hơn 6.800 tỷ đồng từ vải thiều. Đưa người dân vượt qua khó khăn kinh tế mùa dịch.
Nhiều sản phẩm từ vải cũng được thế giới ưa chuộng như vải sấy khô, vải ngâm đường, chè vải, bánh từ trái vải… và nhiều bài thuốc từ trái vải khô.
Vải thiều Lục Ngạn hữu cơ – sản phẩm mới được ưa chuộng
Cùng với sự phát triển của vải thiều Lục Ngạn danh tiếng, thời gian gần đây, tỉnh Bắc Giang triển khai quy hoạch trồng thêm giống vải thiều hữu cơ. Đây là giống vải có giá trị cao hơn hẳn với giống vải Lục Ngạn vốn có. Mô hình trồng vải thiều hữu cơ đã được triển khai ở hai xã Quý Sơn và Giáp Sơn. Năm 2019, nơi đây đưa vào canh tác vải thiều hữu cơ trên diện tích 20ha.
Ưu điểm của vải thiều organic
Vải thiều hữu cơ có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- An toàn cho người trồng trọt, không gây độc hại cho môi trường
- Không chứa hàm lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trên sản phẩm.
- Cây vải hữu cơ sinh trưởng tốt hơn.
- Chất lượng quả vải hữu cơ Lục Ngạn ngon, ngọt và thơm hơn.
- Các vườn vải tham gia mô hình sản xuất hữu cơ được gắn camera giám sát, ghi lại nhật ký chăm sóc hằng ngày.
Vải thiều Lục Ngạn hữu cơ – đem lại giá trị kinh tế cao
Đến nay, có khoảng vài trăm hộp vải thiều hữu cơ Lục Ngạn cao cấp đã được bán đến người tiêu dùng. Sản lượng vải thiều organic bán ra thị trường với giá cao hơn vải bình thường 5% – 10%. Tuy đắt hơn nhưng với chất lượng và độ an toàn, loại vải này bao giờ cũng cháy hàng.
Giá vải thiều Lục Ngạn hữu cơ từ 80.000 đồng/kg.
Đặc biệt, những quả vải thiều hữu cơ được tuyển chọn kỹ lưỡng, đóng gói bằng hộp giấy. Loại cao cấp này được bán ra với giá khá đắt. Giá mỗi hộp từ 200.000 đồng/hộp 12 quả.
Hộp vải thiều organic được bày bán
Bạn có thể mua giống vải thiều Lục Ngạn hay vải thiều hữu cơ chất lượng tại vườn hoặc các điểm phân phối hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Tin cùng chuyên mục:
Thị xã Chũ tầm nhìn 2030
Đặc điểm vị trí địa lí Thị xã Chũ
Thành lập thị xã Chũ, tỉnh Bắc Giang
Uống nước cam khi nào tốt nhất? Cách pha nước cam mật ong bồi bổ cơ thể bốn mùa