Lục Ngạn Bắc Giang – Không chỉ có quả ngọt

lục ngạn bắc giang

Là một huyện miền núi, Lục Ngạn Bắc Giang hôm nay có những bước trở mình lớn. Không còn gói gọn trong sản xuất nông nghiệp, Lục Ngạn từng bước đi lên hòa nhập với nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về quê hương Lục Ngạn qua bài viết dưới đây!

Điều kiện tự nhiên, kinh tế của Lục Ngạn – Bắc Giang

Điều kiện tự nhiên của Lục Ngạn – Bắc Giang

Bản đồ Lục Ngạn Bắc Giang

Vi trí

Lục Ngạn là một huyện miền núi thuộc tỉnh Bắc Giang. Nơi đây có tổng diện tích tự nhiên là 101.223,72 ha. Địa phận huyện nằm trên trục đường Quốc lộ 31. Địa giới hành chính được phân chia như sau:

  • Phía Bắc giáp huyện Hữu Lũng và huyện Chi Lăng – Tỉnh Lạng Sơn 
  • Phía Tây và Nam giáp huyện Lục Nam của tỉnh. 
  • Giáp huyện Sơn Động ở phía Đông. 

Từ huyện Lục Ngạn, đi thêm 40km nữa sẽ đến trung tâm thành phố Bắc Giang. 

Lục Ngạn – Bắc Giang có những xã nào? Huyện gồm 17 xã, 1 thị trấn và 12 xã vùng cao.

Địa hình

Huyện Lục Ngạn được chia cắt thành hai loại địa hình rõ rệt là vùng núi và vùng đồi thấp. Trong đó, địa hình vùng núi chiếm gần 60% diện tích. Đây là nơi sinh sống của dân cư 12 xã vùng cao. Muốn đến đây, bạn phải đi qua các con dốc cao từ 300 đến 400m. Nhiều đoạn núi, sườn có độ dốc >250. 

Dân cư ở đây đa số là đồng bào dân tộc thiểu số. Kinh tế chưa phát triển, mật độ dân số cũng chỉ ở mức 110 người/km2. Đa phần diện tích đất vùng cao để phát triển kinh tế rừng. Số ít còn lại để bà con chăn nuôi, trồng cây ăn quả. 

lục ngạn bắc giang

Địa hình Lục Ngạn đa số là đồi núi

Tương lai, nếu được đầu tư, nơi đây có khả năng phát triển du lịch. Bởi ngoài khí hậu mát mẻ thì nơi đây còn có các thắng cảnh như hồ Cấm Sơn, Khuôn Thần…

Địa hình vùng đồi thấp chiếm 40% diện tích còn lại. Đây là nơi sinh sống của dân cư 17 xã và 1 thị trấn. Tuy thấp hơn những nơi đây vẫn đạt độ cao từ 80 đến 120m so với mực nước biển. 

Đất sườn đồi khiến nơi đây thường đối mặt với lũ quét và xói mòn. Tuy nhiên, từ khi chuyển sang trồng cây ăn quả, vùng này đã ít đi hiện tượng xói mòn, sạt lở. 

Khí hậu Lục Ngạn – Bắc Giang

Lục Ngạn chịu nhiều ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Chưa kể, địa hình vùng núi khiến khí hậu thêm phần khắc nghiệt. 

Nhiệt độ trung bình năm tại Lục Ngạn đo được là 23,50C. Nhiệt độ trung bình cao nhất là vào tháng 6 với 27,8 độ C. Nhiệt độ thấp nhất là 18.8 độ C, rơi vào tháng 1, tháng 2. 

Số giờ nắng bình quân trong ngày là 4.4 giờ, trung bình cả năm là 1.729 giờ. Bức xạ nhiệt ở mức trung bình. Điều này thuận lợi cho việc trồng cây ăn quả và cây hoa màu. 

Độ ẩm không khí ở Lục Ngạn trung bình là 81%, đao động từ 72% (thấp nhất) đến 85% (cao nhất).

Đây cũng là vùng chịu nhiều ảnh hưởng của gió mùa Đông Bắc. Không chỉ chịu cảnh mùa đông gió lạnh mà còn hứng chịu nhiều cơn bão quanh năm. 

Nhìn chung, Lục Ngạn là vùng có khí hậu đặc trưng vùng núi. Tuy nhiên với ưu điểm là lượng mưa thấp, mưa xuân đến muộn, độ  ẩm vừa phải, ít sương muối, đã giúp nơi đây có nền nông nghiệp phát triển vững chắc. 

Thủy văn

Như đã nói ở trên, Lục Ngạn có lượng mưa thấp, biên độ nhiệt cũng không quá lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm tại Lục Ngạn là 1321mm. Mưa nhiều nhất vào các tháng 6,7,8. Và ít mưa ở các tháng mùa đông như tháng 12 và tháng 1. Tuy điều này thuận lợi cho việc trồng cây ăn trái nhưng lại khó khăn cho phát triển hoa màu và vật nuôi.

Điều kiện kinh tế

Trước đây, khi trồng hoa màu, người nông dân đối mặt với nạn thiếu nước. Từ ngày chuyển sang các cây ăn quả lâu năm, việc tưới tiêu không những được giải quyết mà còn đem lại hiệu quả kinh tế lâu dài cho người dân. 

Nhờ đất đai màu mỡ, phù hợp nên các cây trồng ở đây ngon hơn hẳn ở các vùng khác. Tiêu biểu là vải thiều Lục Ngạn, nhãn, hồng, na dai, cam, bưởi… Giờ đây, vùng Lục Ngạn đang trở thành vùng chuyên canh trồng cây ăn trái lớn nhất miền Bắc. Trái cây ở đây không chỉ đạt số lượng mà chất lượng cũng được đánh giá cao. 

Cùng với sự phát triển của vùng chuyên canh cây ăn trái là sự phát triển của ngành công nghiệp chế biến hoa quả. Các loại hoa quả sấy, hoa quả ngâm, rượu hoa quả nức tiếng đã có mặt khắp cả nước. 

Lục Ngạn thừa thắng xông lên, đầu tư thêm vào phát triển trồng cây lương thực. Đến nay, đều đặn mỗi năm, Lục Ngạn đều có lễ hội trái cây nô nức. Đây là dịp để bà con nhân dân trong huyện cùng nhau trưng bày những sản phẩm nông nghiệp của mình cho thị trường khắp nơi biết đến. 

Quả ngọt mà huyện Lục Ngạn gặt hái được là sản xuất nông nghiệp đạt bước tiến lớn. Kéo theo đó là công nghiệp, dịch vụ du lịch cũng có những thành tựu nhất định. Ngay cả khi có đại dịch Covid, Bắc Giang cũng thành công giải cứu nông sản mùa dịch. 

Những đặc sản của Lục Ngạn – Bắc Giang

Tác giả Trịnh Kim Hiền từng viết: 

“Chẳng ai như Lục Ngạn ta

Mỗi mùa quả chín người xa kéo về

Chả cần thuốc lú bùa mê

Khối người dứt áo bỏ về chẳng xong”

Mùa quả chín ở Lục Ngạn, người người nườm nượp đến thưởng thức, mua làm quà, chụp ảnh, biếu người thân… Thức quà thiên nhiên đến từ Lục Ngạn đã làm mê say bao người bởi vị ngọt mà đất mẹ tạo nên. 

Vải thiều Lục Ngạn Bắc Giang

trái vải thiều

Vải thiều Lục Ngạn

Nhắc đến Lục Ngạn, dù là người ít biết nhất về địa lý đó đây cũng thuận mồm quen tên mà nhắc đến món vải thiều. Vải thiều Lục Ngạn đã trở thành đặc sản không thể bỏ qua khi đến với Bắc Giang. 

Vải thiều chín vào tháng 6,7. Khi ăn có mùi thơm mát, vị ngọt đậm, vỏ mỏng, cùi dày. Mùa vải chín nhuộm đỏ cả một rừng Lục Ngạn. Các tuyến đường cũng được nhuộm đỏ màu vải tươi từ các chuyến xe chở vải đi khắp nơi. 

Hết mùa vải, người ta lại nhớ đến vải sấy Bắc Giang, vải ngâm, rượu vải. Vị vải khi chế biến không bị mất chất, mùi thơm hơn khiến nhiều người thậm chí mê vải sấy hơn vải tươi. 

Cam Đường Canhlục ngạn bắc giang

Cam đường canh Lục Ngạn

Cam đường canh thực chất là một loại quýt. Tuy nhiên với vỏ dày hơn, trái to hơn, người dân quen gọi đây là cam canh. Giống như vải thiều, cam đường canh vốn là một loại trái cây tiến vua được tuyển chọn tỉ mỉ. 

Cam đường canh không chỉ thơm ngon mà còn nhiều nước. Bên ngoài vỏ bóng, căng tròn rất bắt mắt. 

Cam canh Lục Ngạn được trồng theo chuẩn VietGap. Năng suất cao, chất lượng đảm bảo khiến loại trái cây này thêm nổi tiếng. 

Mỳ Chũlục ngạn bắc giang

Mỳ Chũ

Mì không còn là món ăn xa lạ với người Việt. Từ bàn tay các nghệ nhân làng Chũ (nay là thị trấn Chũ), mỳ Chũ đã trở nên nổi tiếng.

Đặc trưng của mỳ Chũ là được làm từ gạo Bao Thai Hồng. Đây là loại lúa được trồng trên đất đồi Chũ. Thứ lúa đăc trưng này góp phần làm nên sợi mỳ Chũ dai mịn khác biệt. 

Một bữa lẩu ấm nóng của người dân Bắc Giang nếu thiếu mỳ Chũ có lẽ là điều thiếu sót lớn. 

Mật ong hoa vải Lục Ngạn Bắc Giang

Mật ong hoa vải

Những cánh rừng trồng vải bạt ngàn chắc hẳn sẽ sinh ra loại mật ong hoa vải đặc trưng. Tháng 2, tháng của hoa vải trắng đồi cũng là tháng của những người nuôi ong ở Lạng Sơn. 

Những chú ong nuôi chăm chỉ hút mật hoa vải, đem đến vị mật ngọt dịu, màu vàng óng. Vì hoa vải nở vào mùa xuân nên mật hoa khá ngọt, thanh và không bị gắt. 

Xôi trứng kiến

Trứng kiến dùng để nấu xôi

Xôi trứng kiến là xôi gì? Có phải được vắt thành hình trứng kiến? Không, chính xác là xôi được làm từ nguyên liệu trứng kiến non kết hợp với gạo nếp hương. 

Hương vị hiếm có khó tìm này chỉ có thể đến Lục Ngạn mới thưởng thức đúng vị. Trứng kiến được dùng làm món xôi này phải là trứng kiến đen. Loại kiến này chuyên sống và làm tổ lớn trên cây. Xôi phải hầm đến 4 canh giờ mới đúng chuẩn. 

Mùi thơm của nếp hương hòa lẫn với vị ngọt, vị béo của trứng kiến sẽ khiến bạn khó lòng quên được. 

Bánh vắt vai – Bánh truyền thống của người Sán Rìu, Lục Ngạn Bắc Gianglục ngạn bắc giang

Bánh vắt vai

Món ăn độc đáo này là của người dân tộc Sán Rìu. Nguyên liệu làm bánh gồm có gạo nếp, đường, đậu xanh, rau ngải cứu, lá chuối. 

Gạo nếp được người Sán Rìu nghiền thành bột bằng cối đá. Lá ngỉa cứu sau khi sơ chế cho bớt vị đắng thì trộng chung vào bột nếp. 

Nhân bánh làm bằng đậu xanh, đường trắng. Bánh vắt vai có vị ngọt của đường, đậu, dẻo của nếp và mùi đặc trưng của ngải cứu. 

Xôi ba màulục ngạn bắc giang

 Xôi ba màu của người Nùng

Đây là món xôi truyền thống của người Nùng. Tên gọi lấy từ đặc trưng của món xôi này. Không dùng các màu thực phẩm, người Nùng lấy màu từ thiên nhiên để làm nên món xôi này. Các màu từ lá cẩm, đậu xanh, lá dứa tạo nên dĩa xôi đẹp mắt. 

Xôi ba màu của người Nùng có ba màu sắc chính. Màu xanh của đất trời. Màu tím của thủy chung. Màu vàng của sự tươi tốt. Món xôi này không chỉ mang tính thẩm mĩ mà còn mang ý nghĩa mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa. 

Sự độc đáo của món ăn này không chỉ đến từ màu mà còn đến từ loại nếp của người Nùng. Nếp vừa dẻo, vừa thơm. Dù để lâu vẫn không làm giảm độ thơm ngon của món ăn. 

Đặc sản Lục Ngạn Bắc Giang – Na dai Huyền Sơn

Núi Lục sông Huyền đã đem lại cho giống người dân nơi đây giống na dai đặc biệt. Không chỉ có năng suất cao, na dai Huyền Sơn còn có quả to, giữ được lâu hơn. 

Mùa na dai rải đều quanh năm, mang đến nguồn kinh tế cho người dân xã Huyền Sơn. 

Bánh Hút – Đặc sản miền Lục Ngạn Bắc Gianglục ngạn bắc giang

Bánh Hút

Người dân các dân tộc thiểu số góp phần mang đến văn hóa độc đáo, đa dạng cho Lục Ngạn. Bánh Hút cũng là một trong số đó. Món bánh chào xuân này được làm từ bột gạo nếp. Màu xanh của bánh lấy từ màu rau cải cay. 

Bột sau khi được chiên qua với dầu thì đun tiếp trong nồi mật mía. Vị ngọt của mật mía hòa trộn với độ dẻo ngon của bột nếp mang lại vị đặc trưng cho món ăn này. 

Bánh đa Kếlục ngạn bắc giang

Bánh đa Kế thơm ngon

Không giống các loại bánh đa thông thường, Bánh đa Kế dày to hơn hẳn. Bánh được làm từ bột gạo kèm với lạc, vừng, khoai lang. Vị béo ngon của bánh đa Kế sẽ khiến bạn khó mà quên được. 

Mùa đông, ngồi bên bếp lửa nướng bánh đa Kế mà nhớ đến mùi vị núi rừng Kinh Bắc. Bàn tay khéo léo của người dân Lục Ngạn – Bắc Giang đã mang đến những thức quà ngon hiếm nơi nào có được. 

Lục Ngạn Bắc Giang – Những địa danh hấp dẫn khách du lịch

Du lịch sinh thái vườn cây ăn quả Lục Ngạn Bắc Giang

Lucngan.netDu lịch sinh thái tại vườn cam canh

Bạn có thể chọn đến Váng vào thăm vườn vải thiều của người dân xã Hộ Đáp. Ở đây có vườn vải thiều của gia đình anh Lường Văn Tài – chị Chu Thị Cứu, người Nùng ở thôn Na Hem. Vải của anh chị được trồng theo tiêu chuẩn GlobalGAP. Phí thăm vườn khá rẻ, chỉ tầm đâu đó một vài trăm tùy ý khách. Nếu khách có ý định ăn trưa, chủ nhà sẽ chuẩn bị gà nhà, cá suối… 

Ngoài ra, bạn có thể chọn đến các vườn trái cây khác, miễn sao tiện đường. Chẳng hạn vườn cam, vườn na, vườn hồng… của nhiều hộ gia đình khác tại Lục Ngạn. 

Hồ Cấm Sơnlục ngạn bắc giang

Vẻ đẹp Hồ Cấm Sơn

Nếu đang ở đèo Váng, bạn có thể đến Hồ Cấm Sơn bằng cách đi men theo các sườn đồi. Đoạn đường này giúp bạn ngắm trọn những đồi lau trắng xóa thơ mộng. 

Đến Hồ Cấm Sơn, du khách được chèo thuyền ra giữa lòng hồ ngắm cảnh. Non non nước nước hữu tình. Tiếng mái chèo khua động vào nước, tiếng nước vọng lên các vách núi dội lại âm thanh trong trẻo. 

Nơi đây còn có các dịch vụ ăn uống phục vụ khách du lịch, Từ các món sống nước đến các món rừng núi đều có đủ. 

Khu du lịch Khuôn Thần

lục ngạn bắc giang

Khu du lịch Khuôn Thần

Hồ Khuôn Thần có diện tích 240 ha, thuộc xã Kiên Lao. Hồ được bao bọc bởi bạt ngạt rừng xanh. Giữa lòng hồ có các đảo nhỏ. Những ngọn thông trên đảo du dương như đang kéo đàn vĩ cầm. Tiếng đàn hòa vào dòng nước tạo thành âm thanh bán âm thật tuyệt. Chưa kể, bạn còn có thể thưởng thức sim chín ven hồ nếu đên đây vào mùa hè. 

Du lịch trải nghiệm tại chùa Am Vãilục ngạn bắc giang

Giếng Ngọc tại Am Vãi

Lục Ngạn Bắc Giang có nhiều chùa chiền, thích hợp cho những ai theo trường phái du lịch tâm linh. Chùa Am Vãi là điểm đến được nhiều khách du lịch yêu thích. Chùa có từ lâu đời. Trong sách “Đại Nam nhất thống chí” còn có đoạn ghi lại năm xây dựng. Cụ thể là xây dựng vào thời Lý. 

Xưa kia, chùa Am Vãi được xây dựng bề thế. Nay chỉ còn lại hai ngôi tháp cổ và tảng đá in dấu chân Đức Phật. Nơi đây còn có giếng Ngọc quanh năm đầy nước. Đến đây, bạn sẽ được nghe kể lại sự tích về ngôi chùa, giếng Ngọc cũng như những dấu tích khác còn để lại. Tương truyền, nếu uống nước giếng Ngọc sẽ được găp may mắn, hạnh phúc. Mọi nỗi ưu phiền sẽ được rửa trôi. 

Hội chùa Am Vãi tổ chức vào ngày 23/3 âm lịch hằng năm. Hội luôn thu hút đông đảo phật tử và người dân khắp nơi đến thăm viếng. 

Thăm chùa Đồng trên núi Yên Tử – Lục Ngạn Bắc Giang

lục ngạn bắc giang

Chùa Đồng trên núi Yên Tử

Ngoài ra, bạn có thể đến thăm chùa Đồng trên núi Yên Tử. Vua Trần Nhân Tông từng cho xây dựng nhiều đền chùa dọc khu núi thiêng này. Vua còn để lại bút tích trên thân chuông “Cư trần lạc đạo”. Lời vua hòa vào tiếng chuông vọng khắp đất trời Lục Ngạn, như cầu cho nhân dân nơi đây nói riêng, nước Nam nói chung được an nhàn, sống cuộc sống vui vẻ với đời. 

Xin được dùng những câu thơ của vua Trần để tạo lời kết: 

“Cư trần lạc đạo thả tuỳ duyên

Cơ tắc xan hề khốn tắc miên

Gia trung hữu bảo hưu tầm mịch

Ðối cảnh vô tâm mạc vấn Thiền.”

(Ở  đời  vui đạo, hãy tuỳ duyên,

Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền.

Trong nhà có báu thôi tìm kiếm

Đối cảnh vô tâm chớ hỏi Thiền)

Lục Ngạn – Bắc Giang với vị trí địa lý thuận lợi, con người chăm chỉ cần cù đã tạo ra không chỉ quả ngọt mà còn nhiều sản phẩm nông nghiệp nổi trội khác. Những địa danh nổi tiếng, những thức quà đặc sản giúp thu hút hơn nữa khách du lịch đến với miền sơn cước này. Chúng ta tin rằng, quê hương Lục Ngạn sẽ ngày một phát triển rực rỡ hơn. 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *