Đang được coi là vựa nông sản lớn nhất của tỉnh những vẫn là một huyện còn nhiều khó khăn bậc nhất về cơ sở hạ tầng của tỉnh Bắc Giang. Lục Ngạn có diện tích rộng, dân cư thưa và đời sống của người dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, Lục Ngạn đã đầu tư mạnh mẽ phát triển cơ sở tận. Từng bước Lục Ngạn vươn mình đón những làn sóng phát triển kinh tế mới.
Những con đường mang áo mới
Với diện tích tương đối rộng lớn, Lục Ngạn vốn là vùng đất có rất nhiều khó khăn trong phát triển đường giao thông. Nhất là các xã vùng đèo như Sa Lý, Hộ Đáp, Cấm Sơn,… Mặc dù có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch nhưng lại có tỷ lệ đường được cứng hóa thấp. Trước thực tế này, trong giai đoạn 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Lục Ngạn đã nỗ lực không ngừng về mọi mặt để thúc đẩy kinh tế – xã hội. Từ đó, làm thay đổi rõ nét diện mạo nông thôn miền núi trên địa bàn.
Theo đó, ngoài chính sách hỗ trợ 100% xi măng làm đường giao thông nông thôn của HĐND tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn còn thực hiện nhiều chính sách “kích cầu” giao thông nông thôn như hỗ trợ thêm 150 triệu đồng/km cho các xã vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn và hỗ trợ 100 triệu đồng/km cho các xã vùng thấp mua đá, cát sỏi; người dân hiến đất, nhân công làm đường.
Nhờ đó, trong giai đoạn này, toàn huyện đã có hơn 2.300km đường giao thông nông thôn được cứng hóa. Cùng với cải tạo, nâng cấp giao thông nông thôn, huyện cũng quy hoạch, đầu tư xây mới nhiều tuyến nội thị, như: Mở rộng, làm mới đường Trần Phú, Lê Duẩn, cải tạo nút giao thông đường Trần Phú kéo dài giao cắt QL31 đi cầu Nam Dương,…
Đẩy mạnh phát triển “giao thông đối ngoại”
Lục Ngạn được coi là “thủ phủ vải thiều” với sản lượng vải thiều cao nhất cả nước. Trong vụ vải thiều năm 2021, Lục Ngạn chứng kiến một sản lượng lớn nhất từ trước từ nay với khoảng 215 nghìn tấn. Giữa tâm dịch Covid-19, không ít người lo lắng cho việc thu hoạch, bảo quản và đặc biệt là tiêu thụ vải thiều. Tuy nhiên, đây lại là vụ vải thiều thành công của huyện Lục Ngạn với việc mở rộng thị trường tiêu thụ đến nhiều đối tác trong và ngoài nước. Kết thúc vụ vải thiều, Lục ngạn đã thu về hơn 4.800 tỷ đồng từ bán vải thiều và các dịch vụ phụ trợ.
Ngoài ra, năm 2021, Lục Ngạn có 6,7 nghìn ha cây có múi. Trong đó, cam 4,1 nghìn ha, bưởi 2,2 nghìn ha và cây có múi khác 346ha. Dự báo sản lượng đạt khoảng 60 nghìn tấn. Đến nay, toàn huyện đã tiêu thụ được 23.527 tấn cam các loại, đạt 53,47% tổng sản lượng. Bưởi các loại đã tiêu thụ là 10.934 tấn, đạt 72,05% tổng sản lượng. Với giá bán giao động từ 16.000-65.000 đồng/kg cam, bưởi; 13.000-30.000 đồng/quả bưởi (tùy loại), dự kiến năm nay, người dân Lục Ngạn sẽ thu về hàng trăm tỷ đồng.
Cùng đó, toàn huyện Lục Ngạn cũng có hàng trăm nghìn ha rừng trồng kinh tế cho hiệu quả cao. Những năm gần đây, kinh tế đồi, rừng đã giúp hình thành hàng trăm triệu phú, tỷ phú nông dân, có thu nhập tiền tỷ sau mỗi vụ thu hoạch cây ăn quả.
Huyện xác định ưu tiên đầu tư hệ thống giao thông đối ngoại, liên kết vùng nhằm giúp bứt phá trong phát triển kinh tế -xã hội. Phấn đấu đến năm 2025 hoàn thiện cải tạo, nâng cấp các tuyến QL, ĐT đạt tiêu chuẩn thiết kế theo quy hoạch phát triển giao thông tỉnh đến năm 2025. Nâng cấp và bàn giao 2 tuyến đường huyện lên đường tỉnh, gồm: Tuyến Trù Hựu – Sơn Hải – Hộ Đáp dài 35km; tuyến Nam Dương – Đèo Gia đi Sơn Động 30km). Thêm vào đó, 100% các tuyến đường huyện được cứng hóa và có bề rộng mặt đường tối thiểu 5,5m.
Đồng thời, mở mới nhiều tuyến giao thông đối ngoại và cầu khác. Trong đó, có tuyến đường dẫn nối cảng Mỹ An – QL31 – QL1 – hồ Suối Nứa và tuyến nhánh hồ Suối Nứa – Khuôn Thần dài 28,5km. Hình thành tuyến trục dọc mới kết nối từ ĐT293 – cảng Mỹ An – QL31 đến cao tốc Bắc Giang – Lạng Sơn và QL1… Hy vọng, đây sẽ là một trong những động lực thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa sự phát triển kinh tế, du lịch, văn hóa, xã hội của huyện trong thời gian tới.
Tin cùng chuyên mục:
Thị xã Chũ tầm nhìn 2030
Đặc điểm vị trí địa lí Thị xã Chũ
Thành lập thị xã Chũ, tỉnh Bắc Giang
Uống nước cam khi nào tốt nhất? Cách pha nước cam mật ong bồi bổ cơ thể bốn mùa